Lương cơ bản của người lao động làm việc cho doanh nghiệp là mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, chưa bao gồm phụ cấp, các khoản chi phí hỗ trợ.
Tuy nhiên, cần làm rõ rằng lương cơ bản không phải là lương tối thiểu vùng. Lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động và gia đình tại khu vực mà họ sinh sống, làm việc.
Trong khi đó, lương cơ bản là lương trong hợp đồng lao động và do các bên thỏa thuận với nhau. Chính vì thế, lương cơ bản sẽ có mức ít nhất là bằng mức lương tối thiểu vùng.
Cũng cần lưu ý, từ ngày 1/7/2024, lương tối thiểu vùng đã tang 6%. Như vậy, dự kiến sẽ có 2 mức lương tối thiểu vùng áp dụng trong năm 2024, cụ thể:
– Từ ngày 01/01/2024 đến 30/6/2024: Mức lương tối thiểu vùng áp dụng theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP;
– Từ ngày 01/7/2024 đến 31/12/2024: Áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng mới (tăng 6% so với 6 tháng đầu năm 2024).
Mức lương tối thiểu vùng hiện nay cụ thể như sau:
+ Vùng I: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.960.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 23.800 đồng/giờ.
+ Vùng II: Mức lương tối thiểu theo tháng là 4.410.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 21.200 đồng/giờ.
+ Vùng III: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.860.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 18.600 đồng/giờ.
+ Vùng IV: Mức lương tối thiểu theo tháng là 3.450.000 đồng/tháng, mức lương tối thiểu theo giờ là 16.600 đồng/giờ.
Như vậy, mức lương cơ bản hiện nay của người lao động đã tăng tăng 200.000 đồng đến 280.000 đồng tùy vùng, trong đó, lương vùng 1 nâng lên 4.960.000 đồng; vùng 2 là 4.410.000 đồng; vùng 3 là 3.860.000 đồng và vùng 4 đạt 3.450.000 đồng.
Luật sư Ngô Hoàng Minh – Công ty Luật Mina – Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí MinhĐể biết cụ thể lương của bạn nằm trong vùng nào, quyền lợi chính sách tiền lương, phụ cấp và cách thoả thuận lương hãy liên hệ với Luật Mina để được tư vấn pháp luật và giải đáp thắc mắc.